ỨNG DỤNG CỦA DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ 18F-FDG

ỨNG DỤNG CỦA DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ 18F-FDG

Hiện nay, PET/CT là phương pháp chẩn đoán có giá trị và hiệu quả được ứng dụng trong một số bệnh lý ung thư, tim mạch, thần kinh và nhiễm trùng. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy PET đã làm thay đổi quyết định điều trị trên 30% ở bệnh nhân ung thư.

Trong chương trình hợp tác song phương về khoa học công nghệ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, một hệ thống thiết bị máy gia tốc cyclotron KOTRON 13MeV đã được lắp đặt và vận hành thử nghiệm tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam với mục đích chính là sản xuất các đồng vị phóng xạ (ĐVPX) và dược chất phóng xạ (DCPX) sử dụng cho PET/CT như F-18, C-11…

Hiện nay, tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đang tiến hành sản xuất dược chất phóng xạ F-18 để cung cấp cho một số bệnh viện ở phía Bắc nước ta. Dược chất phóng xạ 18F-FDG, một chất có cấu trúc tương tự như glucose đang được dùng phổ biến nhất hiện nay trong lâm sàng. 18F-FDG được vận chuyển vào tế bào nhờ các chất vận chuyển ở màng (membrane transport) và được phosphoryl hóa nhờ men hexokinase nhưng sau đó tích tụ trong tế bào do bị “bẫy chuyển hóa” (metabolically trapped).

Thông thường, 18F-FDG được tiêm vào tĩnh mạch, sau giai đoạn hấp thu khoảng 45- 60 phút, 18F-FDG được bắt giữ tại tổn thương và được phát hiện trên hình ảnh PET. Ngoài các ứng dụng phổ biến trong ung thư, 18F-FDG còn được áp dụng chụp PET chẩn đoán sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer, chẩn đoán khu trú nguyên nhân động kinh, chẩn đoán cơ tim sống còn (myocardial viability), chẩn đoán khu trú viêm, nhiễm trùng…

Hàng năm, sinh viên học ngành Công nghệ Kỹ thuật Hạt nhân sẽ có cơ hội đi thực tập ở các cơ quan đào tạo, ứng dụng liên quan đến ngành Công nghệ Kỹ thuật Hạt nhân thông qua các môn học thực tập thực tế. Một trong các cơ sở đó chính là Trung tâm chiếu xạ Hà Nội.

Link tham khảo bài viết.

Bài viết liên quan