PTN Vật lý ảo

posted in: Khoa học Công nghệ | 0

GIỚI THIỆU VỀ PTN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ẢO

+ Thí nghiệm vật lý ảo là một chương trình phần mềm được thực hiện trên máy tính PC hoặc laptop, qua đó các thao tác thí nghiệm được thực hiện (điều khiển) bằng các thiết bị ngoại vi của máy tính như con chuột, bàn phím, bộ thu thập dữ liệu đa phương tiện. Các chương trình này tính toán, mô phỏng các quy luật vật lý, sự phụ thuộc của đại lượng vật lý này vào đại lượng vật lý khác. Các đối tượng thí nghiệm, đại lượng và hiện tượng vật lý thể hiện qua hình ảnh trực quan trên màn hình máy tính thông qua các con số, bảng biểu hoặc đồ thị, hình ảnh.

+ Ưu điểm và nhược điểm chính của các thí nghiệm Vật lý ảo

– Chỉ sử dụng chương trình trên máy tính, có thể quan sát được các hiện tượng, biểu diễn quy luật vật lý với mức độ trực quan nhất định

– Tiến hành thí nghiệm mọi nơi, mọi lúc trên máy tính.

– Thường khó phản ánh được thế giới thực một cách chính xác do các thí nghiệm vật lý ảo đã được lý tưởng hóa các hiện tượng và quy luật. Vì vậy chỉ nên sử dụng TN ảo trong những trường hợp không bố trí được thí nghiệm thật.

+ Các thí nghiệm vật lý ảo có tương tác

– Với sự trợ giúp của máy tính, các kết nối giữa máy tính và các thiết bị thí nghiệm, một số thí nghiệm ảo có thể tương tác với thế giới thực trong những tình huống đòi hỏi phản ánh đúng thực tế của hiện tượng vật lý.

PTN Vật lý ảo – Khoa Vật lý là tập hợp của các thí nghiệm Vật lý đại cương, qua đó sinh viên có thể kiểm nghiệm lại những hiện tượng, quy luật vật lý đã được học trên lớp. Tuy nhiên, sinh viên vẫn cần có sự nghiệm lại với các thí nghiệm thực (nếu có) tại các PTN thực hành.

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM

+ Các thí nghiệm ảo được biên dịch thành các file có thể chạy trực tiếp trên hệ điều hành Windows (execute file), vì vậy việc cài đặt rất đơn giản.

+ Copy các file chương trình, mỗi file tương ứng với một thí nghiệm ảo vào cùng một folder đặt tại màn hình chính (destop).

DANH MỤC CÁC THÍ NGHIỆM ẢO – KHOA VẬT LÝ

Chú ý: Để tải các file thí nghiệm sinh viên cần liên hệ với Quản trị viên của Khoa Vật lý qua email: adminphysics@hus.edu.vn

I PHẦN CƠ HỌC
1 TN1. Lực:
2 TN2. Công:
3 TN3. Động lượng:
4 TN4. Chuyển động lăn:
5 TN5. Chuyển động trên mặt phẳng nghiêng:
6 TN6. Ném xiên không ma sát và có ma sát:
7 TN7. Chuyển động của hệ ròng rọc:
8 TN8. Định luật Kepler:
9 TN9. Hệ mặt trời, chuyển động của các hành tinh:
10 TN10. Con lắc toán học và con lắc Vật lý:
11 TN11. Con lắc kép, con lắc Newton:
12 TN12. Va chạm đàn hồi và không đàn hồi:
13 TN13. Dao động điều hòa:
14 TN14. Tán xạ Rutherford:
II PHẦN QUANG HỌC VÀ DAO ĐỘNG SÓNG
1 TN15. Hệ thấu kính:
2 TN16. Giao thoa:
3 TN17. Nhiễu xạ:
4 TN18. Khúc xạ:
5 TN19. Lăng kính
6 TN20. Hiệu ứng Doppler và sóng xung kích:
III PHẦN NHIỆT HỌC
1 TN21. Động học phân tử khí lý tưởng,
2 TN22. Chuyển động Brown
IV PHẦN ĐIỆN TỪ
1 TN23. Điện trường sinh ra bởi hệ điện tích:
2 TN24. Chuyển động của điện tích trong điện trường, từ trường đều
3 TN25. Mạch RC và RLC:
4 TN26. Từ trường xung quanh hệ ống dây
5 TN27. Lan truyền sóng điện từ:
V PHẦN CƠ HỌC LƯỢNG TỬ
1 TN28. Phương trình Schrodinger 1+1:

Bài viết liên quan

  • Thông báo về buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp ĐHQGHN của NCS. Đỗ Anh Chung

    Thông báo về buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp ĐHQGHN của NCS. NCS. Đỗ Anh Chung BAN LÃNH ĐẠO KHOA VẬT LÝ TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI: Toàn thể thầy cô giáo khoa Vật lýNghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên Tới dự buổi bảo vệ cấp ĐHQGHN luận án tiến sĩ về đề tài : “Nghiên cứu phát triển, áp dụng các phương pháp địa vật lý để phát hiện một số ẩn họa điển …

    Chi tiết >>

  • Thông báo về buổi bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS. Cao Huy Phương

    Thông báo về buổi bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS. Cao Huy Phương BAN LÃNH ĐẠO KHOA VẬT LÝ TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI: Toàn thể thầy cô giáo khoa Vật lýNghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên Tới dự buổi đánh giá luận án tiến sĩ về đề tài : “Nghiên cứu tính chất nhiệt động của vật liệu cấu trúc Perovskite bằng phương pháp thống kê mô men” Người trình bày    : NCS. …

    Chi tiết >>

  • Seminar của GS. Yoshitada Morikawa của ĐH Osaka, Nhật Bản

    Seminar của GS. Yoshitada Morikawa của ĐH Osaka, Nhật Bản Kính gửi quý thầy cô và quý đồng nghiệp, Khoa Vật lý trân trọng kính mời các thầy cô và quý đồng nghiệp tham dự buổi seminar của của GS. Yoshitada Morikawa của ĐH Osaka, Nhật Bản.  Thông tin cụ thể như sau: + Thời gian: 15h30 ngày 23/5/2023 + Địa điểm: P408F nhà T1 + Nội dung:  Title: Introduction to Education and Research at Osaka University and Computational Materials Design on Surface Reactions Abstract: …

    Chi tiết >>

  • BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG “AI&AI IN OTHER SCIENCES” VỚI DIỄN GIẢ GS.TSKH. HỒ TÚ BẢO

    BÀI GIẢNG ĐẠI CHÚNG “AI&AI IN OTHER SCIENCES” VỚI DIỄN GIẢ GS.TSKH. HỒ TÚ BẢO Khoa Vật lý trân trọng gửi đến các em thông tin về bài giảng đại chúng với thông tin cụ thể như sau: Thời gian: 09h00′ – 11h30′ thứ 6 ngày 19/5/2023 Địa điểm: P416-T1 Diễn giả: GS.TSKH. Hồ Tú Bảo https://vnexpress.net/tu-ak-den-ai-4092913.html https://viasm.edu.vn/nhan-su/chi-tiet/gs-ho-tu-bao Tóm tắt nội dung: Bài nói trao đổi về một số đột phá gần đây của AI và chia sẻ việc AI …

    Chi tiết >>

  • Thông báo về buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp ĐHQGHN của NCS. Thái Thị Bích Hồng

    Thông báo về buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp ĐHQGHN của NCS. Thái Thị Bích Hồng BAN LÃNH ĐẠO KHOA VẬT LÝ TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI: Toàn thể thầy cô giáo khoa Vật lýNghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên Tới dự buổi bảo vệ cấp ĐHQGHN luận án tiến sĩ về đề tài : “Nghiên cứu, phát triển thuật toán kiểm định gián tiếp thiết bị chụp ảnh quang học trên vệ tinh nhỏ …

    Chi tiết >>

  • Hệ thống quan trắc phóng xạ môi trường “di động”

    Hệ thống quan trắc phóng xạ môi trường “di động” Trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân, con người phải đối mặt với nhiều thách thức như sự cố rò rỉ hạt nhân và ô nhiễm phóng xạ. Các sự cố bức xạ và hạt nhân có thể xảy ra đột ngột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và dân chúng. Chính vì vậy, các quốc gia hiện đang sử dụng công nghệ bức xạ, công …

    Chi tiết >>

  • KHÁM PHÁ LỚP HỌC QUANG ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG CÙNG SV KHOA VẬT LÝ

    KHÁM PHÁ LỚP HỌC QUANG ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG CÙNG SV KHOA VẬT LÝ Quang điện tử là một lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến tương tác giữa ánh sáng và điện tử. Đây là một lĩnh vực phát triển nhanh với nhiều ứng dụng khác nhau trong quân sự, khoa học sự sống, khoa học môi trường và nhiều lĩnh vực khác. Là đơn vị đào tạo hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực Vật lý, …

    Chi tiết >>

  • LỚP HỌC QUANG ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG

    LỚP HỌC QUANG ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG Khoa Vật lý – Trường Đại học khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN trân trọng kính mời các thầy, cô, các em sinh viên, cựu sinh viên tham dự lớp học Quang điện tử và Ứng dụng (Advances in Optoelectronics). – Thời gian: Từ 8h30 đến 17h00 ngày 19/04/2023. – Địa điểm: P416T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Trân trọng thông …

    Chi tiết >>

  • HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA VẬT LÝ NĂM 2023

    HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA VẬT LÝ NĂM 2023 Ngày 17/04/2023, Khoa Vật lý – Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên tiến hành tổ chức 1 sự kiện thường niên của Khoa mỗi năm 1 lần, hướng tới các bạn sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Đó chính là Hội nghị Khoa học Sinh viên khoa Vật lý năm học 2022 – 2023. Hội nghị được tổ chức với những công trình nghiên …

    Chi tiết >>